Hậu quả pháp lý-xã hội Quyền_được_chết

Wikipedia tiếng Việt hoàn toàn không chịu trách nhiệm về nội dung của những bài viết về luật pháp được đăng tải. Bài viết này chỉ nhằm vào mục đích cung cấp kiến thức phổ thông và không phải là tư vấn pháp luật.

Việc chấp nhận quyền được chết sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng khó lường trước về pháp luật và xã hội, ví dụ như:

  • Hậu quả về pháp luật:
    • Con cháu bệnh nhân sẽ thông đồng với bác sĩ để sửa bệnh án, hoặc cưỡng ép ông bà, cha mẹ bị bệnh ký vào giấy an tử nhằm thi hành "án tử" với ông bà, cha mẹ mình để trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc để tranh giành tài sản. Trong trường hợp này, luật an tử lại là công cụ tiếp tay cho hành vi giết người có chủ đích, cổ súy hành vi và tư tưởng bất hiếu trong xã hội.
    • Một số trường hợp sẽ lợi dụng quyền được chết và những sơ hở của pháp luật để tiến hành giết người có chủ ý mà không sợ bị trừng phạt (ví dụ: dùng vũ lực hoặc tình trạng không tỉnh táo của bệnh nhân để ép họ ký vào giấy đề nghị an tử).
    • Quyền được chết phải do bệnh nhân tự lựa chọn. Nhưng trong hoàn cảnh họ đang bị bệnh tật dày vò, không thể đảm bảo trí óc của họ là hoàn toàn minh mẫn để tự đưa ra quyết định.
    • Một số người bệnh sẽ tự chọn cái chết (dù bệnh có thể chữa khỏi) để trốn tránh những khoản nợ hoặc để gian lận bảo hiểm.
    • Một số bác sĩ thiếu y đức sẽ dùng quyền được chết để "loại bỏ" những bệnh nhân không có tiền chi trả viện phí hoặc những bệnh nhân từng có thù oán với họ. Ngược lại, nhiều bác sĩ sẽ không bao giờ dám trợ tử bệnh nhân vì lương tâm nghề nghiệp hoặc sợ bị người thân bệnh nhân trả thù.
    • Tại Hiến pháp các nước đa số đều quy định sinh mạng con người là bất khả xâm phạm, chỉ có thể tước đoạt cuộc sống của người khác thông qua việc tòa án tuyên án tử hình. Nếu thi hành quyền được chết sẽ là mâu thuẫn với hiến pháp (người này có thể tước đoạt sinh mạng người khác mà không cần tòa án xét xử).
  • Hậu quả về y tế:
    • Nhiều trường hợp người bệnh có thể hồi phục một cách kỳ diệu ngoài dự đoán của y học (ví dụ như đột ngột tỉnh dậy sau nhiều năm hôn mê) hoặc bệnh đó sẽ được tìm ra cách chữa trong tương lai gần, nếu áp dụng quyền được chết thì bệnh nhân không còn cơ hội chữa trị sau này, đó sẽ là vô tình giết hại một mạng người.
    • Có những trường hợp bác sĩ chẩn đoán sai tình trạng bệnh, nếu áp dụng quyền được chết thì cũng sẽ là vô tình giết người.
    • Việc thi hành trợ tử sẽ dẫn tới nhiều bệnh nhân không còn tinh thần đấu tranh với bệnh tật, nhiều người sẽ chỉ muốn chết sau một vài nỗi đau đớn (dù cơ hội cứu chữa cho họ vẫn còn). Việc chữa trị do đó sẽ sụt giảm hiệu quả do tinh thần người bệnh bị buông xuôi.
    • Ngành điều dưỡng y tế có hẳn một bộ phận trợ giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn và có thêm hy vọng chiến thắng bệnh tật. Nếu cho phép áp dụng quyền được chết sẽ gây ra sự khó khăn và trì trệ trong lĩnh vực này.
  • Hậu quả về đạo đức và xã hội:
    • Việc ký vào giấy an tử đối với người bệnh sẽ để lại di chứng tâm lý (day dứt, hối hận) đối với những người thân còn sống. Nếu những người thân của họ bất đồng về việc an tử người bệnh (người đồng ý, người không đồng ý) sẽ rất dễ dẫn tới sự rạn nứt tình cảm gia đình, căm hận, thậm chí trả thù lẫn nhau sau này.
    • Người trực tiếp tiến hành an tử cho bệnh nhân sẽ phải gánh chịu nhiều di chứng tâm lý, vì hành động của họ luôn là sự tước đoạt sinh mạng một con người (dù rằng người đó có thể không sống được bao lâu nữa). Nếu có người thân bệnh nhân không đồng ý việc trợ tử, người tiến hành an tử rất có thể sẽ bị trở thành mục tiêu trả thù.
    • Việc cho phép trợ tử có thể làm "bình thường hóa" suy nghĩ của xã hội về nạn tự sát (rằng ai cũng có thể chọn tự sát như một biện pháp giải quyết bế tắc cá nhân mà không cần có nghị lực vươn lên, không cần quan tâm đến nỗi đau của người thân), từ đó vô tình cổ súy nạn tự sát trong xã hội. Nhiều người dù không bị bệnh nan y nhưng chỉ cần cảm thấy bế tắc trong cuộc sống, tình cảm... đã vội đi tìm cách tự sát, khiến tỷ lệ tự sát trong xã hội tăng lên (điều này càng dễ xảy ra ở những nước nghèo có hệ thống an sinh xã hội kém).

Bác sĩ Huỳnh Văn Bình, chuyên ngành ung bướu Việt Nam, chia sẻ:[7]

Y khoa là một ngành khoa học không chính xác tuyệt đối. Chẩn đoán thì không thể chính xác 100%, luôn có một tỉ lệ sai sót không mong muốn, tỉ lệ này cao hay thấp phù thuộc vào trình độ chuyên môn của từng bác sĩ, trang bị kỹ thuật của từng bệnh viện. Thế nên làm sao chúng ta có thể đoán chắc là bệnh nhân này đã hết cách cứu chữa. Và nếu thực hiện “quyền được chết” thì ta sẽ giết lầm một nhân mạng, mà nếu điều đó xảy ra thì thật khủng khiếp.Có trường hợp một bệnh nhân ung thư gan vỡ, được mổ, sau đó tình trạng sốc rất nặng, tưởng đâu sẽ tử vong trong vòng 24 giờ. Gia đình muốn đem bệnh nhân về chết tại nhà. Nhưng vì trời đã tối nên chúng tôi khuyên để sang ngày mai. Và hôm sau bệnh nhân đã ổn định hơn, từ từ hồi phục, đến nay bệnh nhân đã sống và làm việc bình thường. Hoặc một nam bệnh nhân trẻ, chấn thương sọ não rất nặng, hôn mê sâu. Ai cũng nghĩ bệnh nhân này sẽ không sống qua 48 giờ, nhưng bệnh nhân này sau đó đã hồi phục và hiện nay đã đi du học nước ngoài… Thế đó, làm sao ta có thể đoán chắc “quyền được chết” được thực hiện đúng người.Về mặt đạo đức của người bác sĩ, chúng tôi học y là để cứu người. Y đức luôn là trách nhiệm hàng đầu của chúng tôi. Giờ làm sao chúng tôi có thể can đảm làm việc kết thúc một sinh mạng.Thẳng thắn mà nói, có những gia đình bệnh nhân muốn người nhà được chết, nhưng không phải chỉ vì họ muốn người bệnh đỡ đau đớn, mà còn vì toan tính cái lợi ích cho bản thân họ. Họ không muốn tinh thần mình bị tra tấn, họ không muốn phải tốn một chi phí chữa trị không đáng tốn. Vậy tại sao họ không tự đưa người thân về gia đình chăm sóc, rồi để người đó qua đời thì thôi? Tại sao họ không tự làm mà lại muốn những bác sĩ chúng tôi làm thay điều đó? Họ có thực sự muốn điều tốt cho người bệnh, hay họ chỉ đang muốn ruồng bỏ gánh nặng tinh thần và cả trách nhiệm khủng khiếp đó rồi trút hết cho bác sĩ chúng tôi?

Trong Phật giáo

An tử thường bị phản đối trong mọi nền luân lý tôn giáo lớn, như Phật giáo;[8][9] và điển hình là Công giáo Rôma phản đối mọi hình thức an tử.[10][11]

Trong giới luật của Phật giáo, đức hiếu sinh luôn được đề cao, do vậy tự mình sát hại, bảo người khác sát hại, khen ngợi hay tán đồng sự sát hại đều phạm trọng tội. Hồi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, khi Ngài đang ngụ tại Tỳ-xá-li (Vaiśāli), có một Tỳ kheo bị bệnh nặng, lâu ngày rồi mà điều trị không lành. Thầy Tỳ-kheo bệnh nói với người chăm sóc mình: "Thế thì phải làm sao? Tôi cũng chán ngán nỗi đớn đau này, không thể chịu đựng được nữa. Nếu thầy giết tôi thì tốt lắm". Tỳ-kheo nuôi bệnh đáp: "Thầy chỉ cầu được sống không muốn chết, chứ nếu muốn chết thì có thiếu gì cách để chết". Sau đó, Tỳ-kheo bị bệnh đã tự sát. Đức Phật Thích Ca biết được sự việc ấy, Ngài cho gọi thầy Tỳ-kheo chăm sóc người bệnh đến và quở trách: "Ông không từng nghe Như Lai dùng vô số phương tiện khen ngợi những người sống phạm hạnh, có thân từ ái, miệng từ ái, tâm từ ái, và khuyên cúng dường cung cấp cho họ những thứ cần thiết hay sao? Nay vì sao ông lại mở miệng ca ngợi sự chết? Điều đó là phi pháp, phi luật, không đúng lời ta dạy, không thể dùng việc này để nuôi lớn thiện pháp".[12]

Luận điệu cổ vũ cho việc hợp pháp hoá tự tử là: việc tự nguyện đi tìm cái chết là một vấn đề do cá nhân tự chủ và tự quyết định. Nếu có một cá nhân nào muốn tìm cái chết như là một giải pháp hợp lý để chấm dứt đau đớn, nên cho phép họ làm điều đó, hay giúp họ làm điều đó để chấm dứt đau đớn. Đối với giáo pháp Phật giáo, cách suy nghĩ này là thiển cận và sai lầm. Chết không phải là chấm dứt, và đau khổ sẽ không chấm dứt sau khi chết, mà vẫn tiếp tục cho đến khi nào giải được tất cả Ác nghiệp, người bệnh dù tự sát vẫn phải tiếp tục chịu đau đớn trong kiếp sau chứ không thể nào trốn tránh được. Tự sát cũng là một loại Ác nghiệp, việc tự giết mình - hay giúp người khác tự sát - không thể giúp trả cho hết Ác nghiệp, mà chỉ sinh ra Ác nghiệp mới cho bản thân và xã hội mà thôi. Tự sát tạo Ác nghiệp cho mình, giúp tự sát tạo Ác nghiệp cho xã hội, Ác nghiệp cứ chất chồng thì sẽ đến ngày chính xã hội phải gặt lấy Ác quả: cha mẹ muốn ông bà bệnh tật phải tự sát để đỡ "gánh nặng", rồi đến đời con cháu cũng sẽ học theo mà làm vậy với cha mẹ, tất cả chỉ muốn đưa người thân bệnh tật vào cửa tử để đỡ tốn công chăm sóc. Dần dần qua vài thế hệ thì cả xã hội sẽ quên đi thế nào là đức hiếu sinh, đạo hiếu nghĩa mà Phật đã dạy.

Vì lẽ Nhân-Quả đó, Đức Phật dạy: Nếu một người bệnh đang chờ chết, nếu có một cơ hội nào để cho họ hoặc người thân có những ý nghĩ an lành và đạo đức, thì vẫn phải cố cho họ sống thêm dù chỉ thêm 5 phút, bởi 5 phút đó đủ để vãng sinh một vong linh và gieo thêm mầm Thiện nghiệp cho xã hội.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quyền_được_chết http://cadoanlavanghouston.com/tin-tuc/675-video-a... http://www.eltiempo.com/estilo-de-vida/salud/eutan... http://www.sinhvienconggiao.com/8/1215/AnTuVaTroTu... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11766225 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17649899 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/sites/entrez?cmd=retri... http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2005/03/3b9dc7e8/ http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/luat-su-pha... http://www.uitvrijewil.nu/ http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-son...